TRUYỀN THUYẾT LONG SINH CỬU TỬ
Trong truyền thuyết của Trung Quốc về loài rồng ( hay Long vương ) là một sinh vật cao quý, thiêng liêng. Được xem là thần, nó là biểu tượng của quyền lực sức mạnh, rồng là thần cha của mọi con vật
Con người luôn tôn thờ loài rồng chỉ có những người cao quý, quyền lực hoặc giàu có thường chọn rồng làm hình kết trên trang phục, chỉ có vua chúa thời xưa mới có quyền chọn rồng làm hình trang trí, mọi thứ của vua mới đều gọi là Long cả, long ngai, long sàn....
Chính vì những phẩm chất đó mà rồng được mọi người tôn thờ, sùng bái, trong truyền thuyết về rồng có nói rằng, rồng sinh ra được chín con, nhưng không con nào là rồng cả, nó đều có những đặc trưng riêng của rồng, nhưng không phải rồng.
Mỗi đứa con được sinh ra có những đặc tính và hình dáng riêng, mỗi con lại có tài năng tính cách khác biệt. Do đó mà nó được mọi người tôn thờ, xem như là linh thú phù trợ.
Tùy vào truyền thuyết mà các con của rồng có thứ tự khác nhau như sau
Danh sách những sinh vật được coi là con của rồng cũng vì thế mà khác nhau. Nhìn chung chia làm hai thuyết: Thuyết 1: bao gồm những con sau đây: Tù Ngưu – Nhai Xế – Trào Phong – Bồ Lao – Toan Nghê – Bá Hạ – Bệ Ngạn – Phụ Hí – Si Vẫn Thuyết 2: bao gồm những con sau đây: Bá Hạ – Si Vẫn – Bồ Lao – Bệ Ngạn – Thao Thiết – Công Phúc – Nhai Xế – Toan Nghê – Tiêu Đồ.
Chúng đều là thần thú, có một phần của Rồng, chúng có công dụng và ý nghĩa khác nhau như thế nào, hãy cùng thiềm thừ phong thủy tìm hiểu
Công Phúc:
Truyền thuyết kể rằng, nó phạm phải quy định trên trời nên bị đày nhốt vào cái mai rùa cực nặng để trông giữ việc vận chuyển đi lại đường sông trong một ngàn năm mới được thả ra.
Giống này có đầu rồng, trên thân mình, bốn chân và đuôi đều có vảy rồng, miệng rộng.
Mọi người ghi nhớ công ơn của nó về việc coi sóc sông ngòi bèn tạc hình của nó ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như trên thành cầu, đầu cầu, bến tàu, thuyền bè, ngòi rãnh dẫn nước, đập nước … với mong muốn Công phúc tiếp tục cai quản, điều hòa nước, ngăn ngừa lũ lụt. Vì thế, ngoài ý nghĩa trang trí, nó còn hàm ý về sự bình yên.